Elasticsearch là gì?
Elasticsearch là một search engine vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng tốc khả năng tìm kiếm và rất nhiều trò hay ho có thể làm với nó.
Tại sao phải dùng ES trong khi tìm kiếm văn bản có thể sử dụng câu lệnh LIKE SQL cũng được?
Nếu search bằng truy vấn LIKE “%one%” thì kết quả sẽ chỉ cần chứa “one” là ra. Ví dụ: “phone”, “zone”, “money”, “alone” … nói chung sẽ là 1 list kết quả không mong muốn.
Còn search bằng ES thì gõ “one” sẽ chỉ có “one” được trả về mà thôi. Truy vấn LIKE không thể truy vấn từ có dấu. Ví dụ: từ khoá có dấu là “có”, nếu truy vấn LIKE chỉ gõ “co” thì sẽ không trả về được chính xác kết quả Về Perfomance thì ES sẽ là tốt hơn, truy vấn LIKE sẽ tìm kiếm đơn thuần toàn văn bản không sử dụng index, nghĩa là tập dữ liệu càng lớn thì tìm kiếm càng lâu, trong khi ES lại “đánh index” cho các trường được chọn để tìm kiếm.
Ngoài ra, lý do ta nên sử dụng Elasticsearch đó là vì:
Hỗ trợ tìm kiếm mờ (fuzzy), tức là từ khóa tìm kiếm có thể bị sai lỗi chính tả hay không đúng cú pháp thì vẫn có khả năng elasticsearch trả về kết quả tốt.
Có khả năng phân tích dữ liệu (Analysis data)
Sở hữu thuật toán score: Khi thực hiện tìm kiếm một cái gì đó có thể là trên google, facebook, youtube, soundcloud…, có bao giờ bạn thắc mắc tại sao khi tìm kiếm, các kết quả lại xuất hiện rất đúng và được sắp xếp theo thứ tự như vậy không? Tất cả những điều trên đều nhờ tới thuật toán score trong Elasticsearch.
Cụ thể, Elasticsearch sẽ tính toán bằng một thuật toán có tên là BM25, sau đó nó sẽ tính được “score” ứng với mức độ phù hợp với từ khoái tìm kiếm, và sẽ sắp xếp được kết quả tìm kiếm trả ra theo mức độ phù hợp nhất từ cao tới thấp.
Chi tiết hãy xem bài viết này.
Vấn đề đồng bộ dữ liệu
Đúng vậy, tuy Elasticsearch có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên chúng ta sẽ gặp phải vấn đề về động bộ dữ liệu, ví dụ như giữa dữ liệu đang có trên database, làm thế nào để đồng bộ nó lên Elasticsearch?
Tôi sẽ giới thiệu cho bạn 3 phương pháp để giải quyết chuyện này:
- Sử dụng Database trigger
- Sử dụng Logtash
- Sử dụng Debezium
Đây là github repo cho source code mẫu 3 phương pháp trên: https://github.com/chabuuuu/Elastichsearch-database-sync-strategies/tree/main
Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ sử dụng một table đơn giản sau:
Employee(name, email, salary, city)
1. Ý TƯỞNG
1.1 Sử dụng Debezium Data Capture
Ý tưởng chính như sau
Ta sẽ sử dụng Debezium Kafka Connect để bắt các
event Insert/Update/Delete trong bảng sample_data của
PostgresDebezium Kafka Connect sau khi bắt các event
Insert/Update/Delete sẽ gửi các topic message vào Kafka queueElastic Sink Connector có nhiệm vụ lắng nghe các
topic từ Kafka queue để đánh index mới vào Elasticsearch
Ta sẽ thực hiện hóa ý tưởng với Docker-compose gồm
các thành phần sau đây:
Zookeeper: quản lý cấu hình và đồng bộ hóa
cho Kafka và các thành phần liên quan.Kafka: Message queue cho các topic event
Postgres: cơ sở dữ liệu chính
Elasticsearch + Kibana
Schema_registry: dùng để định nghĩa một schema cho
các dữ liệu truyền qua lại message queue, nhờ đó cả phía gửi và phía
nhận message có thể thống nhất chung một schema dữ liệu. Vì
vậy, tất cả các thành phần dùng Kafka đều sử dụng cùng một
schema từ Schema Registry, đảm bảo dữ liệu được xử lý đúng cấu
trúc.Debezium connect: gồm có 2 loại:
+ postgres-source: có nhiệm vụ capture các thay đổi
theo từng rows trong Postgresql, từ đó bắn message vào Kafka bằng cách
sử dụng kafka-connect-jdbc+ ElasticsearchSinkConnector: subcribe các topic
event change trong Kafka, nhận các dữ liệu mới và cập nhật index lại
vào Elasticsearch bằng cách sử dụng kafka-connect-elasticsearch
1.2 Sử dụng Database Trigger
Ý tưởng chính như sau
Ta sẽ cài đặt các trigger trong database, có
nhiệm vụ sẽ bắn pg_notify với payload là data tương ứng khi một row
nào đó trong Postgresql có thay đổi (INSERT/UDATE/DELETE)Ta sẽ viết các Worker Service có nhiệm vụ lắng
nghe các pg_notify này, sau đó truyền message vào KafkaPhía đầu bên kia, cũng sẽ có Worker Service khác
consume message vừa bắn, và thực hiện đánh index vào
Elasticsearch
Để thực hiện hóa ý tưởng sau, ta sẽ sử dụng
Docker-compose với các thành phần chính:
Zookeeper: quản lý cấu hình và đồng bộ hóa
cho Kafka và các thành phần liên quan.Kafka: Message queue cho các topic event
Postgres: cơ sở dữ liệu chính
Elasticsearch + Kibana
Postgres-worker: có nhiệm vụ lắng nghe các
pg_notify từ Postgres, sau đó produce các message topic tương ứng vào
KafkaElastic-worker: có nhiệm vụ subcribe các topic
tương ứng, và thực hiện đánh index cho Elasticsearch
Lưu ý:
Postgres-worker và Elastic-worker là hai thành phần
sẽ tự code, trong repo này ta sẽ sử dụng NodeJS để viết các
worker.
1.3. Sử dụng Logtash
Ý tưởng chính như sau
Sẽ chạy cron job Logtash mỗi x time, Logtash sẽ
chạy theo pipeline mà thu thập dữ liệu mới từ Postgres và đánh index
vào Elasticsearch theo cơ chế như sau:+ Các bảng cần sync thì phải có trường
last_update: mang ý nghĩa timestamp của lần cuối update+ Mỗi lần chạy pipeline, Logtash sẽ lấy ra các
rows có last_update > sql_last_update, với sql_last_update là một
biến có sẵn được Logtash tạo và lưu vào file riêng, giá trị của biến
này sẽ là timestamp mà Logtash chạy pipeline lần cuối cùng.Ví dụ, trong repo này sử dụng bảng Employee làm
bảng test cho cả 3 chiến lược, ta sẽ có lệnh SQL và Logtash sẽ chạy
mỗi x time như sau:SELECT * FROM public.employee WHERE last_update > :sql_last_value
AND last_update < CURRENT_TIMESTAMP ORDER BY last_update ASC
Để thực hiện hóa ý tưởng trên, ta sẽ dùng
Docker-compose để gom lại các thành phần chính sau:
- Postgres: cơ sở dữ liệu chính
Elasticsearch + Kibana
Logtash: để chạy cron job gom các thay đổi dữ liệu
mới và cập nhật vào Elasticsearch
2. Phân tích tiêu thụ tài nguyên hệ thống
Resources setting cho docker container:
CPU LIMIT | RAM LIMIT |
---|---|
12 (CPUS) | 2.53GB |
2.1. Ram + CPU khi thực hiện INSERT 10K
records
Tôi sẽ thử insert random 10K Record:
INSERT INTO employee (name, email, salary, city, last_update)
SELECT
LEFT(MD5(RANDOM()::TEXT), 120) AS name,
LEFT(MD5(RANDOM()::TEXT), 45) || '@example.com' AS email,
(RANDOM() * 100000 + 30000)::BIGINT AS salary,
LEFT(MD5(RANDOM()::TEXT), 10) AS city,
CURRENT_TIMESTAMP
FROM generate_series(1, 10000);
Dưới đây là bài benchmark insert 10k records để xem
mức tiêu thụ CPU, Ram và thời gian tiêu hao để sync toàn bộ dữ liệu vào
Elasticsearch của mỗi chiến lược.
Tôi sẽ sử dụng Grafana để mornitoring.
2.1.1. Sử dụng Logtash
- CPU USAGE:
+ Max: 11.83%
+ AVG: 10.40%
- MEMORY USAGE:
+ Max: 1.87GB
+ AVG 1.84GB
CONCLUSION:
CPU (max) | CPU (avg) | RAM (max) | RAM (avg) | TIME CONSUME (*) |
---|---|---|---|---|
11.83% | 10.4% | 1.87GB | 1.84GB | 7s45ms |
(*) Time consume: Thời gian tiêu tốn để 10k
records được sync hoàn toàn từ database vào elasticsearch.
2.1.2. Sử dụng Debezium
- CPU USAGE:
+ Max: 61.72%
+ AVG: 48.35%
- MEMORY USAGE:
+ Max: 1.73GB
+ AVG: 1.71GB
CONCLUSION:
CPU (max) | CPU (avg) | RAM (max) | RAM (avg) | TIME CONSUME (*) |
---|---|---|---|---|
61.72% | 48.35% | 1.73GB | 1.71GB | 4s06ms |
(*) Time consume: Thời gian tiêu tốn để 10k
records được sync hoàn toàn từ database vào elasticsearch.
2.1.3. Sử dụng Trigger
- CPU USAGE:
+ Max: 14.39%
+ AVG: 10.95%
- MEMORY USAGE:
+ Max: 1.7GB
+ AVG: 1.48GB
CONCLUSION:
CPU (max) | CPU (avg) | RAM (max) | RAM (avg) | TIME CONSUME (*) |
---|---|---|---|---|
14.39% | 10.95% | 1.7GB | 1.48GB | 26s88ms |
(*) Time consume: Thời gian tiêu tốn để 10k
records được sync hoàn toàn từ database vào elasticsearch.
2.2. TỔNG KẾT
2.3. Độ trễ từ lúc chạy SQL INSERT 10K RECORDS cho
đến khi có đủ data trong Elasticsearch
3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM TỪNG CHIẾN LƯỢC
DEBEZIUM | LOGTASH | TRIGGER | |
---|---|---|---|
Độ khó setup | Trung bình: cần config 6 thành phần trong docker-compose | Đơn giản hơn: chỉ cần config 3 thành phần trong docker-compose | Phức tạp: ngoài config 6 thành phần trong docker-compose, còn phải setup trigger, function cho Postgres, ngoài ra còn phải viết 2 worker chịu trách nhiệm produce và consume message |
Hỗ trợ bắt event INSERT | Có | Có | Có |
Hỗ trợ bắt event UPDATE | Có | Có | Có |
Hỗ trợ bắt event DELETE | Có | KHÔNG (Bởi vì hoạt động theo cơ chế theo dõi column last_update => record bị delete thì sẽ không được track => giải pháp: sử dụng soft delete) | Có |
Nhược điểm chính | Khó setup hơn so với dùng Logtash, sử dụng khá nhiều thành phần | Bắt buộc phải dùng soft_delete, và bắt buộc phải có trường last_update | Khó setup nhất |
About this Post
This post is written by haphuthinh, licensed under CC BY-NC 4.0.
Next
So sánh các ORM NodeJS thông dụng
Previous